Player FM uygulamasıyla çevrimdışı Player FM !
Bạo loạn ở Anh: Thất nghiệp-di dân, lá bài để phe cực hữu kích động nạn bài ngoại
Manage episode 434426317 series 1455067
Trong gần một tuần, bạo động đã nổ ra tại nhiều thành phố ở Vương Quốc Anh sau vụ một thanh niên 17 tuổi tấn công bằng dao làm thiệt mạng ba bé gái tại Southport, tây bắc nước Anh. Chính phủ của thủ tướng Keir Starmer quy trách nhiệm cho những nhóm cực hữu đứng sau các cuộc bạo loạn.
Nguyên nhân sâu xa của vụ việc này là gì ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà báo Nguyễn Giang, định cư lâu năm tại Anh Quốc.
**********
RFI Tiếng Việt : Trước hết, anh có thể giải thích rõ thêm về nguyên nhân thực sự của những vụ bạo loạn ? Phải chăng di dân luôn là vấn đề « nhạy cảm » tại Anh Quốc ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Mười ngày bạo động, đốt phá ở chừng 10 thành phố, thị trấn của xứ Anh (England) và Bắc Ireland cho thấy có hàng loạt vấn đề trước mắt và lâu dài mà chính phủ của Công đảng phải giải quyết. Đó là sự hoạt động kín của các nhóm dùng mạng xã hội, là thái độ bài ngoại, phân biệt chủng tộc âm ỉ trong dân bản địa Anh đã lâu, là các vấn đề kinh tế khó khăn, câu chuyện di dân, người nhập cư và cả bệnh tâm thần và tệ nạn say xỉn, nghiện ngập.
Đầu tiên là việc những kẻ theo phái cực hữu, dân tộc chủ nghĩa Anh nghe theo những lời kêu gọi lan truyền trong các cộng đồng mạng dùng chatapp khép kín, người không được mời không thể tham gia, để tổ chức các đợt tấn công vào khách sạn có người nhập cư, tỵ nạn được chính quyền cho tạm cư. Họ cũng nhân đó đốt phá xe cảnh sát, đập cửa tiệm, ném gạch đá vào một số ngôi đền Hồi giáo ở những vùng mà căng thẳng sắc tộc đã có sẵn.
Nhắc lại đợt bạo loạn tương tự năm 2011 ở Anh, các tờ báo lớn đều cho rằng chỉ xử phạt, bỏ tù những kẻ gây rối thôi sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn đề tha hóa trong thanh thiếu niên thất nghiệp, sự nghèo nàn về sinh hoạt cộng đồng và các căn bệnh xã hội bấy lâu nay ở các đô thị thua thiệt trong kinh tế.
Cảnh sát Anh cáo buộc nhóm cực hữu English Defence League đứng sau cuộc bạo loạn. Anh có thể cho biết rõ thêm về nhóm cực hữu này ? Chủ trương hành động của họ là gì?
Nhà báo Nguyễn Giang : Nhóm cực hữu này đã bị cấm từ 10 năm qua, nhưng các nhà báo Anh khi đến các điểm bạo loạn thì họ nhận ra là có các thành viên cũ của English Defence League (EDL) tham gia đốt phá, hoặc đứng ngoài xem, quay video. Cựu thủ lĩnh của tổ chức này là Tommy Robinson thì không ở Anh nhưng vẫn có thể phát biểu qua mạng xã hội thúc giục những người tin theo ông ta ra tay.
Cũng phải nói rằng báo chí Anh vẫn trích dẫn lời Tommy Robinson để hiểu ra vì sao ông ta và những kẻ bài ngoại nói và làm như vậy. Điều đáng chú ý là EDL không còn chính thức hoạt động, nhưng các lập luận của họ vẫn có ảnh hưởng nhất định trong một số giới. EDL cũng không phải là tổ chức công khai phân biệt chủng tộc, bài Do Thái như một số đảng cực hữu ở châu Âu.
Trái lại, họ nói là văn hóa bản địa của người Anh bị đe dọa bởi hai thứ: một là làn sóng dân nhập cư quá cao, hàm ý người Hồi giáo và châu Phi, và hai là thái độ thờ ơ, bỏ mặc của tầng lớp trên ở Luân Đôn, gồm cả chính phủ và giới truyền thông.
Dù bị luật chống khủng bố Terrorism Act 2000 cấm, những cựu thành viên của tổ chức này vẫn tuyên truyền trên mạng xã hội, đôi khi trả lời phỏng vấn đài báo chính thống như SkyNews. Họ có cả các nhóm thân hữu tập hợp người Do Thái, người theo đạo Sikh và LGBT.
Trong vụ việc này, chính phủ thủ tướng Keir Starmer còn quy trách nhiệm cho các mạng xã hội. Thực hư cáo buộc này là gì ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Điều đáng nói là bạo loạn nổ ra đúng 9 tháng sau khi Anh thông qua Luật An toàn mạng (Online Safety Act) nhằm ngăn chặn việc lan truyền tin giả qua các nhóm dùng mạng khép kín. Thế nhưng trong vụ việc mới đây, tin giả nói thủ phạm chém chết ba bé gái ở Southport, Anh Quốc “là người di dân vừa vào Anh bất hợp pháp” đã lan tỏa rất nhanh, thúc đẩy làn sóng bài ngoại lên cao.
Sự thật là hung thủ sinh ra ở Anh chứ không phải người nhập cư, nhưng điều đó không được các nhóm phân biệt chủng tộc nghe theo. Đây là bằng chứng cho thấy trong một xã hội tự do, việc giám sát mạng xã hội rất khó và sắp tới, chính phủ của Thủ tướng Kier Starmer nói sẽ làm chặt hơn, nhưng sẽ không dễ, ví dụ như luật Anh cấm tuyên truyền kỳ thị chủng tộc, chống di dân nhưng không ai cấm cả các công ty điều tra dư luận và đài báo hỏi dân chúng về thái độ của họ đối với người nhập cư.
Trên thực tế, nhiều người dân ở Anh gồm cả người không phải gốc bản địa Anh cũng lo rằng kinh tế khó khăn, nhà ở đang thiếu mà làn sóng di cư trái phép cứ tiếp tục thì gánh nặng cho chi tiêu công sẽ tăng, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống của họ. Sự thất vọng trong cuộc sống đẩy cao tâm lý nghi kỵ, bài xích người khác họ.
Trong vụ việc gần nhất đây, hiện tượng người Hồi giáo ở một số vùng phải đứng ra bảo vệ cơ sở tôn giáo của họ cũng bị phe bài ngoại cho rằng cảnh sát chỉ bênh người Hồi giáo và bắt giữ toàn người gốc Anh bản địa, khiến cho tình hình thêm căng thẳng. Phải tới cuối tuần qua, số người biểu tình chống phân biệt chủng tộc, gồm rất nhiều thành phần sắc tộc, xã hội, mới tụ họp đông đảo ở Luân Đôn và các đô thị khác, nêu lên tiếng nói hòa bình của đa số, khiến tình hình giảm nhiệt đi trông thấy.
Tại sao bạo động đặc biệt diễn ra dữ dội tại các thành phố Sunderland, Liverpool, Hull… , những thành phố phía bắc nước Anh ? Và đây cũng phải là lần đầu tiên những cuộc bạo loạn bài chủng tộc diễn ra ở Anh ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Không phải ngẫu nhiên mà nơi nổ ra bạo loạn ở vùng miền Trung và Bắc nước Anh, cộng thêm một số điểm ở phía Đông Luân Đôn và ở Bắc Ireland đều là những nơi có tỷ lệ nghèo khó cao nhất nước. Ví dụ như Blackburn, Blackpool, Hartlepool, Hull, Liverpool, Manchester và Middlesbrough nằm cả trong số 10 đô thị xuống cấp, nghèo đi so với trước, theo thống kê của chính phủ trong bảng Indices of Deprivation (Hạng mục suy thoái, xuống cấp).
Tại các vùng này, nơi người nhập cư từ Nam Á đã sống cạnh người Anh mấy thế hệ nhưng việc làm ít, đầu tư công bị cắt giảm khiến căng thẳng sắc tộc thường cao hơn các vùng khá giả. Không ít gia đình người Anh sống trong cảnh vất vưởng về việc làm, về cơ hội vươn lên trong khi đầu tư công, chi phí cho xây dựng cộng đồng, hỗ trợ thất nghiệp bị cắt giảm liên tục.
Trong một số vụ bị xử tù tuần qua vì gây bạo loạn, người ta thấy có những ông già người Anh và có các thiếu niên 17-18 tuổi, trẻ nhất có em 14 tuổi, chứng tỏ những vấn đề nghiêm trọng đã bao phủ mấy thế hệ. Một em trai khác, 15 tuổi, thuộc dạng lêu lổng, đi từ North Lincolnshire tới Hull thăm bạn thì thấy bạo loạn nên tranh thủ hôi của, cũng bị xử tù. Đây không phải là những chuyện vui vì các tệ nạn khác trong giới trẻ người Anh như tỷ lệ bệnh tâm thần, nạn nghiện hút, rượu chè, nay vì các vụ bạo loạn cũng được nói tới.
Tân chính phủ Công đảng nếu không thay đổi chính sách thì sẽ khó giúp người dân trở nên lạc quan, có thái độ tích cực hơn, thay vì tâm lý bài xích, phản kháng (anti-social attitude). Cũng ở một số địa phương đó, năm 2011 đã từng xảy ra bạo loạn tương tự và đây là dấu hiệu nhiều vấn đề sâu xa chưa được các nhiệm kỳ khác nhau của chính quyền giải quyết.
Phải chăng cuộc bạo loạn đang diễn ra hiện nay minh chứng cho những gì ông David Cameron từng nói năm 2011 là chủ nghĩa đa văn hóa đã thất bại tại Anh Quốc ? Giới chính trị gia có trách nhiệm như thế nào về tình trạng hiện nay ở Anh?
Nhà báo Nguyễn Giang : Ở Anh từ lâu nay không có định nghĩa cụ thể về chủ nghĩa đa văn hóa (multiculturalism) như cách hiểu ở Đức, Pháp hay một số nước châu Âu là văn hóa người châu Âu đón nhận các dòng văn hóa của người di cư từ châu Á, Trung Đông, châu Phi tới.
Lý do là lịch sử Liên hiệp Vương quốc Anh, trên danh nghĩa, đã chứa đựng yếu tố đa văn hóa của các nhóm bản địa gốc Âu từ lâu: Anh, Scotland, Ireland, Wales, sau này thêm dân Đức, Pháp, Do Thái, và Đông Âu nên người ta cho rằng việc có các văn hóa khác như Hồi giáo, văn hóa Á Đông bổ sung nào cũng không sao cả.
Cũng vì thế, chính trị gia Anh nói khác nhau về chủ nghĩa đa văn hóa. Hồi năm 2011, ông David Cameron không tin vào điều này và cho rằng cần có một yêu cầu mạnh hơn buộc người nhập cư bỏ chủ nghĩa cực đoan để chấp nhận các giá trị của nước Anh, nhưng một cựu thủ tướng Anh khác của đảng Bảo thủ, Rishi Sunak, người gốc Ấn, lại cho rằng Anh đã rất thành công khi tạo ra “nền dân chủ đa văn hóa” (multicultural democracy).
Điều này người ta nói tới không phải là đa văn hóa nữa, vì nó khá trừu tượng mà vấn đề di dân. Một điều tra của Viện Ipsos hồi tháng 2/2024 cho thấy 52% người được hỏi ở Anh tin rằng số người nhập cư vào là quá cao, so với 42% vào năm 2022.
Trong bối cảnh này, tân chính phủ thủ tướng Keir Starmer chủ trương đường lối cứng rắn với những kẻ gây bạo loạn. Liệu thủ tướng Anh có đủ các phương tiện cũng như sự ủng hộ của người dân để thực hiện các biện pháp đó ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Năm 2011, khi Anh nổ ra các cuộc bạo loạn lần đầu, ông Kier Starmer là trưởng công tố quốc gia và đã đích thân chỉ đạo việc xử tù những kẻ gây rối. Tuần qua, ông cũng tỏ ra cứng rắn, yêu cầu toà án, công tố viện làm việc ngày đêm để xử nhanh khoảng 150 bị cáo gây bạo loạn. Tuy thế, các báo Anh nói ở cương vị thủ tướng, ông Starmer cần có cái nhìn dài hạn và tìm giải pháp sâu rộng cho các vấn đề gốc rễ của bạo loạn tức là sự rạn nứt xã hội (social rifts). Án tù sẽ chỉ ngăn được những kẻ liều lĩnh tràn ra phố vì tức giận, nhưng không hóa giải, thuyết phục được khá nhiều người khác lo ngại về xung đột sắc tộc ở Anh.
Bạo loạn nổ ra một tháng sau khi Công đảng giành được đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử Nghị Viện. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử này, lần đầu tiên một đảng cực hữu là Reform UK đã có chân trong Nghị Viện Anh. Cuộc bạo loạn này phải chăng cho thấy là cũng giống như nhiều nước châu Âu lục địa, tân chính phủ Anh đang phải đối mặt trước đà trỗi dậy của phe cực hữu ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Công đảng thắng cử vừa qua chủ yếu là vì cử tri ở Anh chán đảng Bảo thủ cầm quyền đã lâu, sau 5 đời thủ tướng trong vòng 14 năm cả thẩy, chứ không phải vì cương lĩnh tranh cử của Công đảng quá hấp dẫn. Cùng lúc, đảng Reform UK thu được 14% tổng số phiếu bầu và về nhì ở trên 90 khu vực bầu cử trên cả nước mà chỉ có 5 ghế nghị sĩ trong Hạ viện, do hệ thống bầu cử Anh tuân theo nguyên tắc « Được ăn cả ngã về không » (first-past-the post-electorial sysem). Điều này khiến một phần phe thiên hữu trong đảng Reform UK của ông Nigel Farage và cả trong đảng Bảo thủ cảm thấy họ bị thiệt thòi và đang dùng mạng xã hội đe dọa chính phủ Công đảng là “sẽ có bạo loạn còn to hơn”.
Tuy phe thiên hữu đã hiện diện công khai trong Nghị viện và có thể dùng các thủ tục lập pháp để thay đổi chính sách, nhưng họ lại thích dùng mạng xã hội để gây sức ép “ngoài luồng” lên chính phủ. Điều này đang gây đau đầu cho chính phủ Anh và cũng cho thấy phe cực hữu, thiên hữu ở Anh nói riêng và ở châu Âu nói chung ưa thích các cách đấu tranh, công kích phi truyền thống, ngoài nghị trường và các chính quyền sẽ không dễ hạn chế ảnh hưởng của họ.
Nhiều đời chính phủ gần đây đã có các chính sách siết chặt di dân nhưng bất thành. Anh có thể điểm lại sơ qua các chính sách đó và cho biết thêm tân chính phủ Anh sẽ có đối sách ra sao đối với hồ sơ di dân ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Trong nhiều thập kỷ, Anh là quốc gia di cư, có dòng di dân đi nhiều hơn đến, tức là số người ở Anh đến các xứ sở khác sinh sống luôn cao hơn số người nhập cư. Nhưng từ năm 1994 thì Anh là nước nhận người nhập cư nhiều hơn số ra đi. Theo một số cơ quan nghiên cứu thì trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, cụ thể là tính đến năm 2011, mỗi năm số người vào Anh làm việc, sinh sống cao hơn số ra đi tới 360 nghìn.
Các chính phủ qua nhiều nhiệm kỳ coi đây là quy luật đất lành chim đậu, dân số tăng thì kinh tế tăng trưởng theo, và cũng vì dòng người tới từ Liên Hiệp Châu Âu mà Anh là thành viên có quyền tới theo nguyên tắc tự do di cư trong EU nên Luân Đôn không có chính sách gì cụ thể.
Chỉ khi Brexit xảy ra thì vấn đề kiểm soát số người nhập cư mới thành vấn đề và chính phủ của đảng Bảo thủ chấp nhận trưng cầu dân ý Brexit năm 2016 một phần để tìm giải pháp tái kiểm soát biên giới, để người từ EU không thể tự do vào Anh nữa.
Tuy thế, trong một năm từ tháng 3/2019 đến tháng 3/2020 thì vẫn có trên 700 nghìn người vào Anh, trừ đi gần 400 nghìn người di cư đi nơi khác thì con số ròng vẫn là khoảng 347 nghìn. Dịch Covid có làm ngưng trệ số người vào Anh và sau khi Brexit có hiệu lực từ đầu năm 2021, số dân EU sang Anh có giảm nhưng các nhóm khác vẫn vào đều, thậm chí còn tăng cao.
Họ gồm cả người tỵ nạn chính đáng mà Anh đón về từ các vùng chiến sự, từ những nơi Anh có dính líu quân sự như Afghanistan, từ cả các nước như Việt Nam. Chính phủ Bảo thủ muốn chặn dòng người vào Anh bằng đường biển, nên đã ký với Rwanda thỏa thuận mở trung tâm cứu xét hồ sơ xin tỵ nạn ở nước châu Phi đó, nhằm làm di dân trái phép nản chí, không từ châu Âu sang Anh nữa, nhưng chính phủ Công đảng vừa lên đã xóa dự án Rwanda và nói sẽ tăng cường lực lượng chặn biên giới trên biển để ngăn các thuyền phao chở di dân từ Pháp, Bỉ bơi sang.
Cho đến nay chưa thấy chính sách này có hiệu lực, vì không nước châu Âu nào sẵn sàng nhận lại di dân bỏ nước họ sang Anh. Cũng không rõ tới đây chính phủ Anh sẽ làm gì với số người nhập cư lậu đã vào Anh, lên tới hàng trăm nghìn. Giả sử hàng nghìn người bị bác đơn xin tỵ nạn thì sẽ đưa họ về đâu, vì các nước xuất xứ sẽ không dễ dàng nhận.
Còn về thị trường lao động, Công đảng muốn giảm việc cấp visa việc làm cho nhân công nước ngoài và mở các khóa huấn luyện tay nghề cho người ở Anh làm các việc đó. Cho tới nay còn quá sớm để biết việc này triển khai ra sao và liệu có hàng trăm nghìn người ở Anh sẵn sàng đổi việc làm để lấp chỗ trống trên thị trường lao động hay chưa.
RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Giang.
51 bölüm
Manage episode 434426317 series 1455067
Trong gần một tuần, bạo động đã nổ ra tại nhiều thành phố ở Vương Quốc Anh sau vụ một thanh niên 17 tuổi tấn công bằng dao làm thiệt mạng ba bé gái tại Southport, tây bắc nước Anh. Chính phủ của thủ tướng Keir Starmer quy trách nhiệm cho những nhóm cực hữu đứng sau các cuộc bạo loạn.
Nguyên nhân sâu xa của vụ việc này là gì ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà báo Nguyễn Giang, định cư lâu năm tại Anh Quốc.
**********
RFI Tiếng Việt : Trước hết, anh có thể giải thích rõ thêm về nguyên nhân thực sự của những vụ bạo loạn ? Phải chăng di dân luôn là vấn đề « nhạy cảm » tại Anh Quốc ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Mười ngày bạo động, đốt phá ở chừng 10 thành phố, thị trấn của xứ Anh (England) và Bắc Ireland cho thấy có hàng loạt vấn đề trước mắt và lâu dài mà chính phủ của Công đảng phải giải quyết. Đó là sự hoạt động kín của các nhóm dùng mạng xã hội, là thái độ bài ngoại, phân biệt chủng tộc âm ỉ trong dân bản địa Anh đã lâu, là các vấn đề kinh tế khó khăn, câu chuyện di dân, người nhập cư và cả bệnh tâm thần và tệ nạn say xỉn, nghiện ngập.
Đầu tiên là việc những kẻ theo phái cực hữu, dân tộc chủ nghĩa Anh nghe theo những lời kêu gọi lan truyền trong các cộng đồng mạng dùng chatapp khép kín, người không được mời không thể tham gia, để tổ chức các đợt tấn công vào khách sạn có người nhập cư, tỵ nạn được chính quyền cho tạm cư. Họ cũng nhân đó đốt phá xe cảnh sát, đập cửa tiệm, ném gạch đá vào một số ngôi đền Hồi giáo ở những vùng mà căng thẳng sắc tộc đã có sẵn.
Nhắc lại đợt bạo loạn tương tự năm 2011 ở Anh, các tờ báo lớn đều cho rằng chỉ xử phạt, bỏ tù những kẻ gây rối thôi sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn đề tha hóa trong thanh thiếu niên thất nghiệp, sự nghèo nàn về sinh hoạt cộng đồng và các căn bệnh xã hội bấy lâu nay ở các đô thị thua thiệt trong kinh tế.
Cảnh sát Anh cáo buộc nhóm cực hữu English Defence League đứng sau cuộc bạo loạn. Anh có thể cho biết rõ thêm về nhóm cực hữu này ? Chủ trương hành động của họ là gì?
Nhà báo Nguyễn Giang : Nhóm cực hữu này đã bị cấm từ 10 năm qua, nhưng các nhà báo Anh khi đến các điểm bạo loạn thì họ nhận ra là có các thành viên cũ của English Defence League (EDL) tham gia đốt phá, hoặc đứng ngoài xem, quay video. Cựu thủ lĩnh của tổ chức này là Tommy Robinson thì không ở Anh nhưng vẫn có thể phát biểu qua mạng xã hội thúc giục những người tin theo ông ta ra tay.
Cũng phải nói rằng báo chí Anh vẫn trích dẫn lời Tommy Robinson để hiểu ra vì sao ông ta và những kẻ bài ngoại nói và làm như vậy. Điều đáng chú ý là EDL không còn chính thức hoạt động, nhưng các lập luận của họ vẫn có ảnh hưởng nhất định trong một số giới. EDL cũng không phải là tổ chức công khai phân biệt chủng tộc, bài Do Thái như một số đảng cực hữu ở châu Âu.
Trái lại, họ nói là văn hóa bản địa của người Anh bị đe dọa bởi hai thứ: một là làn sóng dân nhập cư quá cao, hàm ý người Hồi giáo và châu Phi, và hai là thái độ thờ ơ, bỏ mặc của tầng lớp trên ở Luân Đôn, gồm cả chính phủ và giới truyền thông.
Dù bị luật chống khủng bố Terrorism Act 2000 cấm, những cựu thành viên của tổ chức này vẫn tuyên truyền trên mạng xã hội, đôi khi trả lời phỏng vấn đài báo chính thống như SkyNews. Họ có cả các nhóm thân hữu tập hợp người Do Thái, người theo đạo Sikh và LGBT.
Trong vụ việc này, chính phủ thủ tướng Keir Starmer còn quy trách nhiệm cho các mạng xã hội. Thực hư cáo buộc này là gì ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Điều đáng nói là bạo loạn nổ ra đúng 9 tháng sau khi Anh thông qua Luật An toàn mạng (Online Safety Act) nhằm ngăn chặn việc lan truyền tin giả qua các nhóm dùng mạng khép kín. Thế nhưng trong vụ việc mới đây, tin giả nói thủ phạm chém chết ba bé gái ở Southport, Anh Quốc “là người di dân vừa vào Anh bất hợp pháp” đã lan tỏa rất nhanh, thúc đẩy làn sóng bài ngoại lên cao.
Sự thật là hung thủ sinh ra ở Anh chứ không phải người nhập cư, nhưng điều đó không được các nhóm phân biệt chủng tộc nghe theo. Đây là bằng chứng cho thấy trong một xã hội tự do, việc giám sát mạng xã hội rất khó và sắp tới, chính phủ của Thủ tướng Kier Starmer nói sẽ làm chặt hơn, nhưng sẽ không dễ, ví dụ như luật Anh cấm tuyên truyền kỳ thị chủng tộc, chống di dân nhưng không ai cấm cả các công ty điều tra dư luận và đài báo hỏi dân chúng về thái độ của họ đối với người nhập cư.
Trên thực tế, nhiều người dân ở Anh gồm cả người không phải gốc bản địa Anh cũng lo rằng kinh tế khó khăn, nhà ở đang thiếu mà làn sóng di cư trái phép cứ tiếp tục thì gánh nặng cho chi tiêu công sẽ tăng, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống của họ. Sự thất vọng trong cuộc sống đẩy cao tâm lý nghi kỵ, bài xích người khác họ.
Trong vụ việc gần nhất đây, hiện tượng người Hồi giáo ở một số vùng phải đứng ra bảo vệ cơ sở tôn giáo của họ cũng bị phe bài ngoại cho rằng cảnh sát chỉ bênh người Hồi giáo và bắt giữ toàn người gốc Anh bản địa, khiến cho tình hình thêm căng thẳng. Phải tới cuối tuần qua, số người biểu tình chống phân biệt chủng tộc, gồm rất nhiều thành phần sắc tộc, xã hội, mới tụ họp đông đảo ở Luân Đôn và các đô thị khác, nêu lên tiếng nói hòa bình của đa số, khiến tình hình giảm nhiệt đi trông thấy.
Tại sao bạo động đặc biệt diễn ra dữ dội tại các thành phố Sunderland, Liverpool, Hull… , những thành phố phía bắc nước Anh ? Và đây cũng phải là lần đầu tiên những cuộc bạo loạn bài chủng tộc diễn ra ở Anh ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Không phải ngẫu nhiên mà nơi nổ ra bạo loạn ở vùng miền Trung và Bắc nước Anh, cộng thêm một số điểm ở phía Đông Luân Đôn và ở Bắc Ireland đều là những nơi có tỷ lệ nghèo khó cao nhất nước. Ví dụ như Blackburn, Blackpool, Hartlepool, Hull, Liverpool, Manchester và Middlesbrough nằm cả trong số 10 đô thị xuống cấp, nghèo đi so với trước, theo thống kê của chính phủ trong bảng Indices of Deprivation (Hạng mục suy thoái, xuống cấp).
Tại các vùng này, nơi người nhập cư từ Nam Á đã sống cạnh người Anh mấy thế hệ nhưng việc làm ít, đầu tư công bị cắt giảm khiến căng thẳng sắc tộc thường cao hơn các vùng khá giả. Không ít gia đình người Anh sống trong cảnh vất vưởng về việc làm, về cơ hội vươn lên trong khi đầu tư công, chi phí cho xây dựng cộng đồng, hỗ trợ thất nghiệp bị cắt giảm liên tục.
Trong một số vụ bị xử tù tuần qua vì gây bạo loạn, người ta thấy có những ông già người Anh và có các thiếu niên 17-18 tuổi, trẻ nhất có em 14 tuổi, chứng tỏ những vấn đề nghiêm trọng đã bao phủ mấy thế hệ. Một em trai khác, 15 tuổi, thuộc dạng lêu lổng, đi từ North Lincolnshire tới Hull thăm bạn thì thấy bạo loạn nên tranh thủ hôi của, cũng bị xử tù. Đây không phải là những chuyện vui vì các tệ nạn khác trong giới trẻ người Anh như tỷ lệ bệnh tâm thần, nạn nghiện hút, rượu chè, nay vì các vụ bạo loạn cũng được nói tới.
Tân chính phủ Công đảng nếu không thay đổi chính sách thì sẽ khó giúp người dân trở nên lạc quan, có thái độ tích cực hơn, thay vì tâm lý bài xích, phản kháng (anti-social attitude). Cũng ở một số địa phương đó, năm 2011 đã từng xảy ra bạo loạn tương tự và đây là dấu hiệu nhiều vấn đề sâu xa chưa được các nhiệm kỳ khác nhau của chính quyền giải quyết.
Phải chăng cuộc bạo loạn đang diễn ra hiện nay minh chứng cho những gì ông David Cameron từng nói năm 2011 là chủ nghĩa đa văn hóa đã thất bại tại Anh Quốc ? Giới chính trị gia có trách nhiệm như thế nào về tình trạng hiện nay ở Anh?
Nhà báo Nguyễn Giang : Ở Anh từ lâu nay không có định nghĩa cụ thể về chủ nghĩa đa văn hóa (multiculturalism) như cách hiểu ở Đức, Pháp hay một số nước châu Âu là văn hóa người châu Âu đón nhận các dòng văn hóa của người di cư từ châu Á, Trung Đông, châu Phi tới.
Lý do là lịch sử Liên hiệp Vương quốc Anh, trên danh nghĩa, đã chứa đựng yếu tố đa văn hóa của các nhóm bản địa gốc Âu từ lâu: Anh, Scotland, Ireland, Wales, sau này thêm dân Đức, Pháp, Do Thái, và Đông Âu nên người ta cho rằng việc có các văn hóa khác như Hồi giáo, văn hóa Á Đông bổ sung nào cũng không sao cả.
Cũng vì thế, chính trị gia Anh nói khác nhau về chủ nghĩa đa văn hóa. Hồi năm 2011, ông David Cameron không tin vào điều này và cho rằng cần có một yêu cầu mạnh hơn buộc người nhập cư bỏ chủ nghĩa cực đoan để chấp nhận các giá trị của nước Anh, nhưng một cựu thủ tướng Anh khác của đảng Bảo thủ, Rishi Sunak, người gốc Ấn, lại cho rằng Anh đã rất thành công khi tạo ra “nền dân chủ đa văn hóa” (multicultural democracy).
Điều này người ta nói tới không phải là đa văn hóa nữa, vì nó khá trừu tượng mà vấn đề di dân. Một điều tra của Viện Ipsos hồi tháng 2/2024 cho thấy 52% người được hỏi ở Anh tin rằng số người nhập cư vào là quá cao, so với 42% vào năm 2022.
Trong bối cảnh này, tân chính phủ thủ tướng Keir Starmer chủ trương đường lối cứng rắn với những kẻ gây bạo loạn. Liệu thủ tướng Anh có đủ các phương tiện cũng như sự ủng hộ của người dân để thực hiện các biện pháp đó ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Năm 2011, khi Anh nổ ra các cuộc bạo loạn lần đầu, ông Kier Starmer là trưởng công tố quốc gia và đã đích thân chỉ đạo việc xử tù những kẻ gây rối. Tuần qua, ông cũng tỏ ra cứng rắn, yêu cầu toà án, công tố viện làm việc ngày đêm để xử nhanh khoảng 150 bị cáo gây bạo loạn. Tuy thế, các báo Anh nói ở cương vị thủ tướng, ông Starmer cần có cái nhìn dài hạn và tìm giải pháp sâu rộng cho các vấn đề gốc rễ của bạo loạn tức là sự rạn nứt xã hội (social rifts). Án tù sẽ chỉ ngăn được những kẻ liều lĩnh tràn ra phố vì tức giận, nhưng không hóa giải, thuyết phục được khá nhiều người khác lo ngại về xung đột sắc tộc ở Anh.
Bạo loạn nổ ra một tháng sau khi Công đảng giành được đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử Nghị Viện. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử này, lần đầu tiên một đảng cực hữu là Reform UK đã có chân trong Nghị Viện Anh. Cuộc bạo loạn này phải chăng cho thấy là cũng giống như nhiều nước châu Âu lục địa, tân chính phủ Anh đang phải đối mặt trước đà trỗi dậy của phe cực hữu ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Công đảng thắng cử vừa qua chủ yếu là vì cử tri ở Anh chán đảng Bảo thủ cầm quyền đã lâu, sau 5 đời thủ tướng trong vòng 14 năm cả thẩy, chứ không phải vì cương lĩnh tranh cử của Công đảng quá hấp dẫn. Cùng lúc, đảng Reform UK thu được 14% tổng số phiếu bầu và về nhì ở trên 90 khu vực bầu cử trên cả nước mà chỉ có 5 ghế nghị sĩ trong Hạ viện, do hệ thống bầu cử Anh tuân theo nguyên tắc « Được ăn cả ngã về không » (first-past-the post-electorial sysem). Điều này khiến một phần phe thiên hữu trong đảng Reform UK của ông Nigel Farage và cả trong đảng Bảo thủ cảm thấy họ bị thiệt thòi và đang dùng mạng xã hội đe dọa chính phủ Công đảng là “sẽ có bạo loạn còn to hơn”.
Tuy phe thiên hữu đã hiện diện công khai trong Nghị viện và có thể dùng các thủ tục lập pháp để thay đổi chính sách, nhưng họ lại thích dùng mạng xã hội để gây sức ép “ngoài luồng” lên chính phủ. Điều này đang gây đau đầu cho chính phủ Anh và cũng cho thấy phe cực hữu, thiên hữu ở Anh nói riêng và ở châu Âu nói chung ưa thích các cách đấu tranh, công kích phi truyền thống, ngoài nghị trường và các chính quyền sẽ không dễ hạn chế ảnh hưởng của họ.
Nhiều đời chính phủ gần đây đã có các chính sách siết chặt di dân nhưng bất thành. Anh có thể điểm lại sơ qua các chính sách đó và cho biết thêm tân chính phủ Anh sẽ có đối sách ra sao đối với hồ sơ di dân ?
Nhà báo Nguyễn Giang : Trong nhiều thập kỷ, Anh là quốc gia di cư, có dòng di dân đi nhiều hơn đến, tức là số người ở Anh đến các xứ sở khác sinh sống luôn cao hơn số người nhập cư. Nhưng từ năm 1994 thì Anh là nước nhận người nhập cư nhiều hơn số ra đi. Theo một số cơ quan nghiên cứu thì trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, cụ thể là tính đến năm 2011, mỗi năm số người vào Anh làm việc, sinh sống cao hơn số ra đi tới 360 nghìn.
Các chính phủ qua nhiều nhiệm kỳ coi đây là quy luật đất lành chim đậu, dân số tăng thì kinh tế tăng trưởng theo, và cũng vì dòng người tới từ Liên Hiệp Châu Âu mà Anh là thành viên có quyền tới theo nguyên tắc tự do di cư trong EU nên Luân Đôn không có chính sách gì cụ thể.
Chỉ khi Brexit xảy ra thì vấn đề kiểm soát số người nhập cư mới thành vấn đề và chính phủ của đảng Bảo thủ chấp nhận trưng cầu dân ý Brexit năm 2016 một phần để tìm giải pháp tái kiểm soát biên giới, để người từ EU không thể tự do vào Anh nữa.
Tuy thế, trong một năm từ tháng 3/2019 đến tháng 3/2020 thì vẫn có trên 700 nghìn người vào Anh, trừ đi gần 400 nghìn người di cư đi nơi khác thì con số ròng vẫn là khoảng 347 nghìn. Dịch Covid có làm ngưng trệ số người vào Anh và sau khi Brexit có hiệu lực từ đầu năm 2021, số dân EU sang Anh có giảm nhưng các nhóm khác vẫn vào đều, thậm chí còn tăng cao.
Họ gồm cả người tỵ nạn chính đáng mà Anh đón về từ các vùng chiến sự, từ những nơi Anh có dính líu quân sự như Afghanistan, từ cả các nước như Việt Nam. Chính phủ Bảo thủ muốn chặn dòng người vào Anh bằng đường biển, nên đã ký với Rwanda thỏa thuận mở trung tâm cứu xét hồ sơ xin tỵ nạn ở nước châu Phi đó, nhằm làm di dân trái phép nản chí, không từ châu Âu sang Anh nữa, nhưng chính phủ Công đảng vừa lên đã xóa dự án Rwanda và nói sẽ tăng cường lực lượng chặn biên giới trên biển để ngăn các thuyền phao chở di dân từ Pháp, Bỉ bơi sang.
Cho đến nay chưa thấy chính sách này có hiệu lực, vì không nước châu Âu nào sẵn sàng nhận lại di dân bỏ nước họ sang Anh. Cũng không rõ tới đây chính phủ Anh sẽ làm gì với số người nhập cư lậu đã vào Anh, lên tới hàng trăm nghìn. Giả sử hàng nghìn người bị bác đơn xin tỵ nạn thì sẽ đưa họ về đâu, vì các nước xuất xứ sẽ không dễ dàng nhận.
Còn về thị trường lao động, Công đảng muốn giảm việc cấp visa việc làm cho nhân công nước ngoài và mở các khóa huấn luyện tay nghề cho người ở Anh làm các việc đó. Cho tới nay còn quá sớm để biết việc này triển khai ra sao và liệu có hàng trăm nghìn người ở Anh sẵn sàng đổi việc làm để lấp chỗ trống trên thị trường lao động hay chưa.
RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Giang.
51 bölüm
Tüm bölümler
×Player FM'e Hoş Geldiniz!
Player FM şu anda sizin için internetteki yüksek kalitedeki podcast'leri arıyor. En iyi podcast uygulaması ve Android, iPhone ve internet üzerinde çalışıyor. Aboneliklerinizi cihazlar arasında eş zamanlamak için üye olun.